Bệnh APV trên gà với triệu chứng điển hình là sưng phù đầu, kể cả phần mắt và mặt. Bệnh được biết đến lần đầu tiên vào năm 1970 tại Nam Phi. Việc tìm hiểu rõ triệu chứng bệnh APV ở gà sẽ giúp người chăn nuôi có hướng phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Hãy cùng Đágà tìm hiểu về Bệnh APV trên gà nhé!
Contents
Bệnh APV trên gà là gì?
Bệnh APV ở gà còn có tên gọi đầy đủ là Avian Pneumovirus. Đây là bệnh lý liên quan đến đường hô hấp xuất hiện ở mọi giai đoạn phát triển của gà.
Đầu tiên, người ta nghiên cứu thấy virus này xuất hiện ở gà tây vào năm 1970 tại Nam Phi. Tuy nhiên sau một thời gian virus còn được tìm thấy ở mọi loại gà, kể cả gà chọi.
Bệnh APV ở gà do một loại virus thuộc nhóm Pneumovirus gây ra. Bệnh lây lan qua đường hô hấp hoặc từ dụng cụ, quần áo của người chăn nuôi có nhiễm virus. Do đó, bệnh rất dễ lan rộng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Dấu hiệu điển hình giúp phát hiện bệnh APV ở gà
Bệnh APV trên gà có giai đoạn phát triển thầm lặng cho đến rầm rộ với thời gian ủ bệnh từ 3 – 7 ngày. Gà mất khoảng 7 – 10 ngày để hồi phục và lấy lại sức khỏe. Ở giai đoạn đầu, gà có thể bị chết với tỷ lệ dao động từ 1 – 50% nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Nếu không có nhiễm trùng thứ phát, gà có thể hồi phục nhanh và tỷ lệ chết thấp. Ngược lại, bệnh có thể gây nhiều biến chứng như viêm màng ngoài tim, viêm túi khí… khi bị nhiễm trùng.
Dấu hiệu của bệnh APV ở gà theo từng giai đoạn như sau:
- Giai đoạn đầu: Gà có hiển hiện viêm kết mạc, mắt có bọt khí và chảy nước mũi.
- Giai đoạn sau: Nước mắt nước mũi chảy dưới dạng đục và nhầy. Thậm chí, nước mũi đặc gây khó thở. Xuất hiện tình trạng sưng ở xoang dưới mắt, ho kèm hắt hơi.
Ngoài ra, một trong những biểu hiện thường gặp bệnh APV trên gà là sưng đầu. Nguyên nhân sưng đầu là do sự sưng nề của các xoang xung quanh ổ mắt. Nếu không điều trị kịp thời gà dễ bị vẹo cổ, nhiễm trùng tai, mắt sủi bọt…

Hướng dẫn cách điều trị bệnh APV trên gà
Khi phát hiện dấu hiệu của bệnh APV ở gà, các bạn cần tuân thủ việc điều trị theo các bước sau:
Bước 1: Cách ly gà bệnh
Với những con gà có dấu hiệu bệnh lý như ủ rũ, mệt mỏi, rũ rượi… nên nhốt ra chuồng riêng. Bạn nhốt càng xa càng tốt để tránh mầm bệnh có thể lây lan sang những con gà khỏe mạnh.
Bước 2: Vệ sinh và khử trùng chuồng trại
Toàn bộ dụng cụ chăn nuôi liên quan đến gà đều phải vệ sinh và làm sạch. Đồng thời, phun sát trùng dụng cụ và khu vực chuồng trại cả ở bên trong lẫn không gian bên ngoài.

Bước 3: Điều trị triệu chứng ở gà bệnh
Tùy theo từng triệu chứng cụ thể của gà để áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Điều quan trọng là phải loại bỏ triệu chứng để gà mau khỏe. Ví dụ gà bị tiêu chảy cho dùng bù nước và điện giải, gà bị sốt cho dùng hạ sốt…
Bước 4: Dùng kháng sinh phổ rộng
Ngoài việc điều trị triệu chứng, cần cho uống thêm kháng sinh phổ rộng để phòng nhiễm trùng cho những con đang cách ly. Đồng thời, pha thêm vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn cho toàn bộ đàn gà.
Liệu trình điều trị bệnh APV trên gà có thể kéo dài từ 3 – 5 ngày bằng Doxycycline kết hợp với Amoxicillin. Không nên dùng kháng sinh quá lâu sẽ khiến gà bị mệt, dẫn đến tình trạng trầm trọng hơn.
Mục đích của việc sử dụng kháng sinh là dự phòng truyền nhiễm. Bởi hầu hết các loại virus hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị triệt để.
Xem thêm: Cách Chơi Fantan – Trò Chơi Cá Cược Hot Nhất Hiện Nay
Bước 5: Bổ sung cho gà một số loại thuốc bổ
Bạn có thể kết hợp với điều trị kháng sinh cùng một số loại thuốc bổ khác để tăng sức đề kháng cho gà như vitamin, thuốc giải độc bổ gan thận, men tiêu hóa… Đây là giai đoạn vô cùng nhạy cảm nên gà cần chăm sóc cẩn thận, bổ sung đầy đủ thức ăn hàng ngày. Tránh để gà bị đói, khát hay bị rét sẽ khiến cho quá trình hồi phục lâu hơn.

Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký Daga.archi – Trở thành hội viên sau vài bước thao tác
Hướng dẫn cách phòng bệnh APV cho gà
Bệnh APV trên gà tuy không thể phòng 100% nhưng có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh bằng những cách sau:
- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh chuồng trại để tránh bị nhiễm virus Avian Pneumovirus. Bằng cách kiểm soát nhiệt độ, sự thông thoáng của chuồng trại.
- Quản lý chặt chẽ mật độ thả giống, tránh nuôi thả số lượng lớn gà trong không gian nhỏ hẹp.
- Thường xuyên khử trùng khu vực chuồng trại định kỳ. Virus Avian Pneumovirus có thể bị tiêu diệt ở pH 3 – 9 và nhiệt độ trên 50. Vì thế, có thể sử dụng các chất khử trùng như: Ethanol, thuốc tẩy, Iodophors hay các chất xuất của Phenol để tiêu diệt virus và hạn chế lây lan.
Lời kết
Bệnh APV trên gà có thể điều trị bằng phương pháp đơn giản nếu phát hiện từ sớm. Tuy nhiên, để hạn chế nguy cơ lây bệnh, daga archi khuyên bạn hãy chú ý vệ sinh khu vực chuồng nuôi sạch sẽ, đảm bảo thông khí tốt. Đồng thời, tiêm phòng đầy đủ cho gà để nâng cao sức đề kháng và hạn chế bệnh tật.