Bệnh Ecoli trên gà: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị hiệu quả

Bệnh Ecoli trên gà: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị hiệu quả

Bệnh Ecoli trên gà nếu không được điều trị kịp sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó để hạn chế rủi ro trong chăn nuôi, bạn cần nắm rõ các thông tin về bệnh này, từ nguyên nhân, triệu chứng để có biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Hãy xem qua bài viết Đágà dưới đây!

Tìm hiểu về bệnh Ecoli trên gà

Ecoli thực chất là vi khuẩn gram âm Escherichia Coli. Loại vi khuẩn đường ruột này bắt gặp ở nhiều loài động vật, trong đó có gà. Khi bị nhiễm bệnh, gà sẽ xuất hiện nhiều biểu hiện khác nhau, điển hình là viêm ruột, tiêu chảy, ăn kém… Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì sau một thời gian ngắn gà có thể sẽ tử vong.

Bệnh Ecoli trên gà do vi khuẩn đường ruột Escherichia Coli gây ra
Bệnh Ecoli trên gà do vi khuẩn đường ruột Escherichia Coli gây ra

Bệnh Ecoli ở gà có nguyên nhân do đâu?

Bệnh Ecoli trên gà có thể xuất hiện ở mọi giai đoạn phát triển của gà. Tùy theo mức độ nhiễm bệnh mà tình trạng của gà sẽ có những biểu hiện nhất định. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra bệnh này trên gà:

  • Do gà bị nhiễm Ecoli từ các dụng cụ nuôi không đảm bảo vệ sinh và ít khi được khử trùng.
  • Do gà bị nhiễm bệnh khi nuôi nhốt ở khu vực có gà mắc Ecoli.
  • Bệnh lây truyền từ gà mẹ sang trứng, qua đường hô hấp, niêm mạc.
  • Bệnh lây truyền thông qua quá trình giao phối…
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh Ecoli ở gà
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh Ecoli ở gà

Bệnh Ecoli ở gà với các dấu hiệu điển hình

Dấu hiệu nhận biết bệnh Ecoli trên gà không quá rõ ràng. Tuy nhiên, người chăn nuôi có thể quan sát và đánh giá bệnh lý này dựa vào các yếu tố sau:

  • Tỷ lệ đẻ giảm mạnh nếu gà đang trong giai đoạn đẻ trứng. Đồng thời, gà mẹ có dấu hiệu bỏ ăn, gầy gò và đi ngoài thấy có phân sáp đen.
  • Gà con nhiễm Ecoli sẽ bị ủ rũ, mềm nhũn, khó thở, ỉa chảy kèm nhiều bọt khí, lông xù, rệu rã…
  • Ban đầu gà có triệu chứng sốt nhưng sau khi thuyên giảm thì bỏ ăn hoặc ăn kém. Kèm theo đó là xuất hiện tình trạng đi không vững, cổ lắc lư và viêm khớp.
  • Sau 5 – 7 ngày nhiễm bệnh, gà có thể sẽ chết. Đặc biệt, gà giai đoạn mới nở mà mắc Ecoli thì tỷ lệ sống sót thường khá thấp.
Bệnh Ecoli trên gà nếu không điều trị kịp thời gà sẽ bị chết
Bệnh Ecoli trên gà nếu không điều trị kịp thời gà sẽ bị chết

Cách chữa bệnh Ecoli trên gà

Việc quan trọng trong cách chữa bệnh Ecoli trên gà đó chính là phát hiện sớm. Khi đó quá trình điều trị cũng trở nên đơn giản hơn và gà sẽ sớm phục hồi lại sức khỏe. 

Hướng dẫn cách dùng thuốc chữa bệnh Ecoli cho gà theo từng giai đoạn cụ thể như sau:

Phác đồ điều trị Ecoli cho gà con

Đối với gà con, dùng các loại thuốc chứa Spectinomycin kết hợp với Lincomycin theo đúng khuyến cáo trên bao bì. Hoặc tiêm dưới da với Tylosin và Gentamycin. Nên dùng tối thiểu 3 ngày liên tiếp.

Phác đồ điều trị Ecoli cho gà trưởng thành

Đối với gà trưởng thành, việc điều trị bệnh Ecoli thường là sự kết hợp của các loại kháng sinh. Có thể kể đến như kết hợp Spectinomycin cùng Lincomycin, hay kết hợp giữa kháng sinh Florfenicol với Gentamicin…

Xem thêm: Đá gà Thomo là gì? Giới thiệu luật đá gà Thomo mới nhất 

Phác đồ điều trị Ecoli ở gà bệnh nặng

Đối với trường hợp gà bị bệnh nặng cần phải dùng thuốc theo đường tiêm từ 3 – 5 ngày liên tiếp. Các loại thuốc khuyến cáo sử dụng gồm: Colinorcin với 1cc cho 5kg thể trọng, Vimetryl 5% với 1cc cho 3 – 5kg thể trọng hoặc Vimexyson C.O.D với liều 1cc cho 5kg thể trọng.

Cần phát hiện và điều trị sớm bệnh Ecoli ở gà
Cần phát hiện và điều trị sớm bệnh Ecoli ở gà

Ngoài ra, để tăng hiệu quả điều trị, có thể kết hợp bổ sung các chất điện giải, men tiêu hóa. Đồng thời vitamin C cũng là một trong những loại thuốc bổ giúp gà tăng cường sức đề kháng và mau khỏi bệnh.

Xem thêm: Vảy gà khai vương là gì? Cách nhận biết gà có vảy khai vương 

Hướng dẫn cách phòng bệnh Ecoli trên gà

Phòng bệnh Ecoli trên gà là yếu tố quan trọng góp phần hạn chế bệnh tật. Để gà phát triển khỏe mạnh và tránh mắc Ecoli, các bạn hãy áp dụng một số biện pháp sau:

  • Nuôi nhốt gà ở khu vực chuồng trại đảm bảo khô thoáng, sạch sẽ để hạn chế tối đa nguy cơ gây bệnh.
  • Thường xuyên vệ sinh, dọn phân gà, nước tiểu, lông… hay bất kỳ chất thải nào của gà. 
  • Định kỳ khử khuẩn chuồng trại nuôi gà. Cần sử dụng sản phẩm khử khuẩn, khử trùng chuyên dụng, đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định.
  • Bổ sung thức ăn cho gà đầy đủ mỗi ngày. Nên cung cấp đa dạng dinh dưỡng từ chất xơ, tinh bột, chất đạm, vitamin,… Như vậy sẽ giúp gà có được sức đề kháng tốt nhất để chống chọi với mọi loại bệnh tật.
  • Theo dõi tình hình sức khỏe của gà thường xuyên. Nếu có bất kỳ biểu hiện nào bất thường cần xử lý kịp thời. Trường hợp không có kinh nghiệm, hãy liên hệ với đơn vị thú y để được hỗ trợ và điều trị dứt điểm từ sớm.
  • Tiêm phòng vacxin là một trong những phương pháp phòng bệnh được nhiều chuyên gia khuyến cáo. Khi đó gà sẽ giảm thiểu tình trạng nhiễm bệnh và sức đề kháng cũng được cải thiện đáng kể.

Lời kết

Trên đây là những phân tích chi tiết về bệnh Ecoli trên gà mà Daga muốn chia sẻ. Việc hiểu rõ về nguyên nhân và dấu hiệu gây bệnh sẽ giúp người chăn nuôi chủ động phòng ngừa, điều trị kịp thời cho gà. Từ đó, giúp đàn gà phát triển khỏe mạnh và hạn chế thiệt hại trong chăn nuôi.

Mục nhập này đã được đăng trong ĐÁ GÀ. Đánh dấu trang permalink.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *